1. Phổ Hiền Bồ Tát là ai?a. Hình tướng Phổ Hiền Bồ TátPhổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ Tát Đẳng Giác, có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới. Tùy theo mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ. ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Trắng ( Cặp )

1. Phổ Hiền Bồ Tát là ai?

a. Hình tướng Phổ Hiền Bồ Tát

Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ Tát Đẳng Giác, có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới. Tùy theo mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ. Phổ Hiền Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật Giáo Đại Thừa.

b. Ý nghĩa danh hiệu:

Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng Giác Bồ-tát, Phổ Hiền là vị Bồ Tát Đẳng Giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ.

Phổ Hiền Bồ Tát được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.

c. Mười hạnh nguyện của Bồ tát Phổ Hiền:

1. Kính lễ chư Phật
2. Xưng tán Như Lai
3. Quảng tu cúng dường
4. Sám hối nghiệp chướng
5. Tùy hỷ công đức
6. Thỉnh Chuyển Pháp Luân
7. Thỉnh Phật trụ thế
8. Thường tùy Phật học
9. Hằng thuận chúng sinh
10. Phổ giai hồi hướng

d. Hình tượng Phổ Hiền Bồ Tát

Tượng Phổ Hiền bồ tát có 2 dáng đứng và ngồi.

Dáng đứng thì Ngài thường xuất hiện bên cạnh Phật Thích Ca. Ngài đứng bên phải, còn Văn Thù Bồ tát đứng bên trái. Có khi các Ngài được vây quanh bởi mười sáu vị hộ pháp bảo vệ cho kinh Bát Nhã.

Ngài thường xuất hiện như một vị Bồ tát với vương miện và y trang đầy ắp châu báu như một ông hoàng và nhiều tranh ảnh tượng.

Còn dáng ngồi thì Bồ tát ngồi trên voi trắng sáu ngà. Voi trắng tượng trưng cho trí tuệ vượt chướng ngại vì không có loài nào có sức mạnh di chuyển bằng voi. Sáu ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu giác quan. Voi sáu ngà là tượng trưng cho Lục độ: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí huệ. Ngài chèo thuyền Lục độ để cứu vớt chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ. Mặc dù bể khổ thì rộng lớn mênh mông còn chúng sinh thì vô lượng nhưng Ngài vẫn không ngại nhọc nhằn tiếp tục cứu vớt chúng sinh từ kiếp này sang kiếp khác. Với chiếc chèo bố thí, cánh buồm tinh tấn, mục tiêu thiền định, tay lái trí tuệ, Ngài luôn luôn kiên nhẫn tiến tới mà chẳng ngại sóng gió để cứu giúp chúng sinh.

2. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát – câu chuyện về văn thù bồ tát

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hay Văn Thù Bồ Tát (tiếng Phạn gọi là Mạn Thù Sư Lợi) có vị trí quan trọng trong Phật Giáo. Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ và ánh sáng của học vấn. Đạt được thành quả tu hành bằng phương diện tri thức. Ngài là hình tượng nhân cách hóa của trí tuệ. Ngài thường được Xưng là trí tuệ đệ nhất. Trong Hiển giáo, Ngài thường cùng với Phổ Hiển Bồ Tát thành đôi.

a. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thân sáng hồng như Mặt trời bình minh. Ngài thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Đầu Ngài đội mũ Ngũ Phật, nêu biểu ngũ trí Phật. Nằm kế trên đỉnh đầu nêu biểu Nội chứng Ngũ trí. Biểu tượng đặc thù của Ngài là trên tay phải, dương cao lên khỏi đầu, là một lưỡi gươm Bát Nhã đang bốc lửa. Nó mang hàm ý rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận và đưa con người đến trí tuệ viên mãn.

Tương truyền rằng, các đời vua anh minh, tinh thông ngũ minh, bác học hay các thành tựu giả đều là Hóa Thân chuyển thế của Ngài Văn Thù Sư Lợi. Những tổ sư truyền thừa của dòng Tát Ca có Ngài Tát Ca Biện Trí Đạt, Long Khiếm Ba Tôn Giả, Tông Khách Ba Tổ Sư là Hóa Thân chuyển thế của Đức Văn Thù.

Trong khi đó, tay trái của Ngài đang cầm cành hoa sen xanh, ngón tay hướng lên trên, hoa cao ngang tai, trên hoa sen là Kinh Bát Nhã. Đây là biểu trưng cho trí tuệ Bát Nhã rộng sâu như Kinh Điển của Ngài.Đây là biểu trưng cho tỉnh thức, giác ngộ, cũng có nghĩa là dùng trí tuệ để dứt sạch mọi nhiễm ô tham ái, như hoa sen ở trong bùn mà không nhiễm bùn.

Chiếc giáp Ngài mang trên người gọi là giáp nhẫn nhục. Nhờ nó nên các mũi tên thị phi không xâm phạm vào thân. Nó có thể che chở cho Ngài vẹn toàn tâm từ bi do đó bọn giặc sân hận oán thù không thể nào lay chuyển được hạnh nguyện của Bồ tát. Bồ tát không bao giờ rời chiếc giáp nhẫn nhục bởi nếu thiếu nó thì các Ngài không thể nào thực hiện được tâm Bồ đề.

b. Hình tướng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Văn Thù Bồ tát thường ngồi trên lưng sư tử xanh. Ở đây, hình ảnh sư tử xanh là biểu thị cho uy lực của trí tuệ. Vì sư tử vốn là loài thú chúa ở rừng xanh, có sức mạnh và uy lực hơn tất cả các loài thú khác. Cho nên, lấy hình ảnh sư tử để biểu trưng cho năng lực vô cùng của trí tuệ. Đó cũng là trí của Phật. Bồ tát Văn Thù nhờ trí này nên đã chuyển hóa những vô minh, phiền não, những ý niệm chấp ngã, pháp trở về vô lậu và chứng chân thật tính.

Nói về Phật giáo Á châu thì Ngũ Đài sơn bên Trung Quốc được xem như là nơi trụ tích của Văn Thù Bồ tát. Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: “Ngài Văn Thù trụ lại ở núi Thanh Lương phía Đông Bắc và hiện đang thuyết pháp cho chư Bồ tát nghe”. Mà núi Thanh Lương sau này được ám chỉ là núi Ngũ Đài.

 

c. Ý nghĩa của việc thờ tượng Văn Thù Bồ tát:

Chúng ta thờ tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát là để hướng về trí tuệ sẵn có của chúng ta. Vô minh, ái dục đã đưa chúng ta lặn hụp trong vòng sinh tử luân hồi, chịu chồng muôn nỗi khổ đau. Chúng ta hãy thức tỉnh để quay về với trí tuệ sẵn có của mình và dùng thanh gươm trí tuệ chặt đứt lưới tham ái để vượt ra khỏi bể khổ thâm sâu.

Vâng, chỉ có trí tuệ mới có đủ công năng cứu chúng ta ra khỏi vòng luân hồi nghiệp báo. Thêm nữa, Bồ tát là tấm gương sáng cho lợi tha, chúng ta phải dùng lưỡi kiếm trí tuệ này để cứu thoát mọi người trước kẻ thù phiền não, của con rắn độc tham sân si. Có thực hành được như vậy, mới xứng đáng đảnh lễ đức Văn Thù Sư Lợi tay cầm kiếm, mình mặc giáp, ngồi trên lưng sư tử.

Công đức ở trong tự tính chẳng phải bố thí, cúng dường mà có được. Cho nên nói phước chẳng bằng công đức, bố thí chẳng kịp trì kinh là vậy.

Có thể thấy, trong Phật giáo, nhất là Phật giáo Đại thừa, những nhân vật và hình tượng, ngoài ý nghĩa lịch sử, truyền thuyết, nó còn mang tư tưởng triết học, ẩn dụ và biểu trưng. Người học Phật chúng ta nếu không nắm bắt được tinh thần này thì chắc chắn sự nhận thức sẽ dễ rơi vào định kiến, cực đoan và bị các quan niệm tôn giáo hữu thần đồng hóa.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá FRTN

Thông tin chi tiết

Thương hiệuOEM
Xuất xứ thương hiệuViệt Nam
Chất liệuSản phẩm được làm từ nhựa composite và nhựa nhũ cẩm thạch.
Kích thước (Dài x Rộng x Cao)7x5x9.8
Xuất xứ (Made in)Việt Nam
Quy cách đóng góiSảm phẩm được đóng trong hộp giấy carton.Kích thước sản phẩm khoảng 7x5x9.8cm
Sản phẩm có được bảo hành không?Không
SKU4699777970393
Liên kết: Mặt nạ se lỗ chân lông The Solution Double Up Pore Care Face Mask The Face Shop