Tượng phật thích ca ngồi thiền trên tòa sen có chân đế - Chiều cao 20cm - Màu nâu đen

Hãng: OEM | Xem thêm các sản phẩm Vật phẩm phong thủy khác của OEM
Tượng phật thích ca ngồi thiền trên tòa sen có chân đế - Chiều cao 20cm - Màu nâu đen SƠ LƯỢC LỊCH SỬ:+ Khi bạn niệm câu: “Nam mô bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, chữ “bản” nghĩa là “gốc”, “sư” là ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Tượng phật thích ca ngồi thiền trên tòa sen có chân đế - Chiều cao 20cm - Màu nâu đen

Tượng phật thích ca ngồi thiền trên tòa sen có chân đế - Chiều cao 20cm - Màu nâu đen

 

  • SƠ LƯỢC LỊCH SỬ:

Khi bạn niệm câu: “Nam mô bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, chữ “bản” nghĩa là “gốc”, “sư” là “thầy”, “Bản sư” chính là “Bậc Thầy gốc”. Đức Phật Thích Ca là bậc Thầy gốc của tất cả chúng sinh ở cõi Sa bà. Chữ “Thích Ca Mâu Ni” là tiếng Ấn Độ, khi dịch nghĩa sang tiếng Trung Quốc, tên Ngài có hai nghĩa là Năng nhân và Tịch mặc.

+ Năng nhân “Nhân” ở đây là nhân đức, nhân từ, và “năng” là năng lực, sức mạnh. “Năng nhân” có nghĩa là “sức mạnh của lòng từ bi”. Sức mạnh này đã trở thành một năng lực vĩ đại để Đức Phật có thể cứu khổ cho chúng sinh một cách vô ngã. Đối với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tình thương mà Ngài dành cho chúng sinh luôn bình đẳng, và trở thành sức mạnh có thể chuyển hóa được khổ đau cho chúng sinh, giúp chúng sinh đạt được giác ngộ.

"Lòng từ bi của Ngài đã trở thành năng lực để Ngài có thể thị hiện vô số thân, bất cứ nào cầu đến là Ngài có thể cứu khổ."

 

+ Trong Kinh kể rằng, một đời trước của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài từng là một vị Thái tử. Trong một lần vào rừng, Ngài nhìn thấy năm mẹ con hổ đang vật vã vì đói. Hổ mẹ quá đói và không còn sữa cho con bú nên kiệt sức chờ chết. Chứng kiến cảnh đó, Thái tử rất đau lòng và muốn bố thí luôn thân mạng của mình cho hổ đói. Ngài đã đưa đầu mình vào miệng hổ nhưng do đã quá kiệt sức nên hổ mẹ cũng không ăn nổi. Ngài bèn dùng dao rạch thân thể mình cho máu chảy ra đầm đìa. Lúc rạch thân mình như vậy Ngài phát ra lời nguyện: “Trong kiếp này tôi dùng thân máu thịt để bố thí cho năm mẹ con hổ, và mong rằng trong kiếp vị lai khi thành Phật, tôi sẽ dùng tuệ mạng để cứu cho các vị thoát khỏi luân hồi!”. Khi phát nguyện xong, máu từ thân Ngài chảy ra đầm đìa và hổ mẹ liếm được máu đó mới có sức để ăn thịt Ngài. Trong kiếp sau này khi Ngài thành Phật, năm mẹ con hổ đói chính là năm anh em ông Kiều Trần Như, năm đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Khi Ngài vừa thành Phật, người đầu tiên Ngài độ và chứng qua A la hán chỉ sau một bài pháp về Tứ diệu đế của Ngài chính là năm anh em ông Kiều Trần Như.

+ Lòng từ bi của Ngài đã trở thành năng lực để Ngài có thể thị hiện vô số thân, bất cứ nào cầu đến là Ngài có thể cứu khổ. Sức mạnh của lòng từ bi đã khiến cho Đức Phật dù trong bao nhiêu kiếp cũng không nhàm mỏi cứu độ chúng sinh. Trong kinh Bồ Tát Giới, đích thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Ta đã tám nghìn lần đến thế giới Sa bà”. Đức Phật đã đến cuộc đời của chúng ta từ vô thủy kiếp, không nhàm mỏi mặc dù vừa dẫn chúng sinh ra con đường sáng, chúng sinh đã vượt khỏi tay Ngài chạy về con đường tối. Nhưng sức mạnh của lòng từ bi vẫn khiến Ngài có đủ am nhẫn để dẫn dắt cứu độ chúng sinh.Siddhārtha Gautama được các Phật tử coi là một bậc đạo sư đã giác ngộ viên mãn và tự giải thoát hoàn toàn khỏi quy luật sinh tử luân hồi, hiểu rõ được sự vận hành của thế giới xung quanh, đồng thời truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người khác để họ có thể tự chấm dứt khổ đau bản thân, nhận sự hạnh phúc tối thượng.

+ Tịch mặc:

“Tịch mặc” ở đây có thể hiểu là “trí tuệ”. “Tịch” là có trí tuệ thấu đáo ngoại cảnh. “Mặc” là có trí tuệ để đối diện chính nội tâm mình. Trong cuộc sống, những thành bại, thịnh suy, vinh nhục đều không làm dao động được Đức Phật. Bằng chứng là Ngài đã tu khổ hạnh 6 năm trong núi tuyết. Trong 6 năm ấy, Ngài đã đối diện với đói, rét, với lời chê bai, chọc tức. Tới mức độ chim đến làm tổ trong tai Ngài vẫn ngồi bất động. Khi Ngài chứng được thần thông, Ngài còn nghe thấy tiếng chim cãi nhau trong tai nhưng Ngài vẫn không bất động. Còn chúng ta thì luôn làm nô lệ cho ngoại cảnh, nô lệ cho cái thân này. Chúng ta ham ăn, ham ngủ, ham thụ hưởng tức là chúng ta đang làm nô lệ cho cái thân và ngoại cảnh.

Cảnh thịnh thì chúng ta vui, cảnh suy thì chúng ta buồn. Chúng ta giống như những con rối trên sân khấu cuộc đời: “Tâm mình là con rối - để cho đời sớm tối giật dây”. Còn Đức Phật, trong 6 năm tu tập, mỗi bữa Ngài chỉ ăn một hạt mè. Dĩ nhiên cái đói khát đó không dẫn Ngài đến sự giác ngộ nhưng cũng phải chứng minh được nghị lực kiên cường của Ngài.

+ Trong kinh Đức Phật dạy rằng: “Chiến thắng trăm quân chưa phải là chiến công oanh liệt. Người chiến thắng chính mình mới là người oanh liệt nhất”. Trong cuộc sống thế gian, có thể chúng ta đánh gục rất nhiều đối thủ trên thương trường, trong cơ quan nhưng lại không đánh gục được ham muốn. Người anh hùng nhất là người chiến thắng được chính mình. Khi đối trước mọi biến động của ngoại cảnh, tâm Ngài vẫn bất động cho nên chúng ta gọi Ngài là Tịch.

+ Chữ “Mặc” mang nghĩa nội tâm. Trong đêm thành Đạo của Đức Phật, khi đó có đủ các loại ma: ma sân, ma tham, ma danh vọng, ma ái… xuất hiện. Gọi là ma không phải là ma bên ngoài mà chính là trạng thái tâm của người trước khi thành đạo. Nhưng Đức Phật không để các trạng thái tâm như tham-sân-giận-ghét-ái dục-vô minh chi phối. Kinh Mười hai nhân duyên có vẽ hình ảnh một bà già mù cong lưng dẫn dắt chúng ta, không phải một kiếp mà hàng bao nhiêu kiếp. Bà già đấy trong Kinh gọi là Vô minh. Bà già ấy đã mù nhưng lôi chúng ta hết kiếp này sang kiếp khác, quanh quẩn trong sáu đạo luân hồi không ra khỏi được. Danh hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni gồm cả hai khía cạnh Từ bi và Trí tuệ. Danh hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni gồm cả hai khía cạnh Từ bi và Trí tuệ.

+ Lòng từ bi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ban trải khắp cứu độ muôn loài, trí tuệ của Ngài rực sáng để bình lặng trước cuộc đời. Như vậy danh hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni gồm cả hai khía cạnh Từ bi và Trí tuệ. Đức Phật nào cũng sẽ có đủ hai phần như vậy. Cả cuộc đời của Ngài là tấm gương sáng về Từ bi và Trí tuệ. Là đệ tử của Phật, chúng ta phải thừa hưởng được gia tài Ngài để lại cho chúng sinh, đó không phải là kho báu thế gian thông thường mà chính là Từ bi và Trí tuệ. Gia tài ấy mỗi chúng ta đều có nhưng vì chúng ta quên mất không biết sử dụng nên chúng ta vẫn mãi quanh quẩn trong vòng khổ luân hồi mà thôi!

 

  • MÔ TẢ SẢN PHẨM:

+ Kích thước: Dài 13cm x Rộng 13cm x Cao 20cm 

+Tượng Phật Thích Ca được làm từ những chất liệu bột đá tự nhiên được các nghệ nhân lành nghề với bàn tay khéo léo, tỉ mỉ và cẩn thận, các nghệ nhân thủ công đã mô phỏng thành hình tượng Phật Thích Ca không vướn bụi trần, tâm an tịnh.

+ Tượng Đá Phật Thích Ca được làm từ chất liệu bột đá poly tự nhiên.

+ Bề mặt tượng đá được xử lý kỹ, làm mịn bề mặt đá và có phủ sơn PU để bảo vệ. 

Tượng Đá Phật Thích Ca với kích thước nhỏ nên dễ dàng trong việc trang trí, thường được dùng:
 

   
   - Trang trí bàn làm việc.

   - Trang trí văn phòng làm việc. 

   - Trang trí nhà cửa. 

   - Trang trí kệ sách tường.

   - Trang trí phòng thờ.

   - Trang trí xe 4 bánh.

 

 

  • BỘ SẢN PHẨM BAO GỒM:



+ 01 Tượng phật thích ca ngồi thiền trên tòa sen có chân đế - Chiều cao 20cm - Màu nâu đen

+ Xuất xứ: Mỹ nghệ đá Việt Nam.

+ Đóng gói: Thùng giấy carton, mút hơi, mút cứng.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá CEP

Thông tin chi tiết

Thương hiệuOEM
Xuất xứ thương hiệuViệt Nam
Kích thước (Dài x Rộng x Cao)Dài 13cm x Rộng 13cm x Cao 20cm
Xuất xứ (Made in)Việt Nam
Sản phẩm có được bảo hành không?Không
SKU1938558844700
Liên kết: Mascara siêu lâu trôi Mega Proof Mascara fmgt The Face Shop